Câu chuyện marketing chính là công cụ cơ bản và hiệu quả nhất để giao tiếp và truyền tải thông điệp với khách hàng. Hãy cùng đi tìm bí quyết quan trọng tạo nên câu chuyện marketing thành công.
Trong một bài blog gần đây, chuyên gia truyền thông người Mỹ – Sonia Simone chia sẻ “Vào các ngày lễ trong năm, quảng cáo với định dạng phim ngắn lại ngập tràn các kênh truyền thông, truyền tải những câu chuyện cảm động và gây được ấn tượng tốt với người xem. Để có được những thước phim truyền cảm hứng như vậy, câu chuyện marketing chính là yếu tố then chốt”.
Trong đời sống hàng ngày, câu chuyện là công cụ cơ bản nhất để con người có thể giao tiếp. Chỉ cần bạn kể đúng câu chuyện, bạn có thể thu hút được sự chú ý, khiến người nghe vui vẻ, cung cấp kiến thức và thuyết phục chỉ trong vài phút.
Ứng dụng vào marketing, câu chuyện “dễ nhớ” và “có thể chia sẻ được” lại càng khiến chúng được lan tỏa đi nhanh chóng và bớt tốn kém hơn.
Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được những câu chuyện Marketing thành công và truyền cảm hứng như vậy? Dưới đây là 5 yếu tố do Sonia đúc kết:
1. Bạn cần một anh hùng
Tất cả những câu chuyện hay đều viết về một ai đó, dù “ai đó” là một con người tầm cỡ, hay đơn giản là một đồ chơi được nhân hóa.
Lỗi hay mắc nhất của các doanh nghiệp khi xây dựng câu chuyện chính là tự biến chính doanh nghiệp của mình thành người hùng trong câu chuyện.
Hầu hết các quảng cáo đều mắc kẹt trong vấn đề này (ví dụ như “hãy mua kem đánh răng của chúng tôi nếu không bạn sẽ chết trong cô độc”). Các thông điệp marketing thế này dễ bị lờ đi, thể hiện cái nhìn ích kỷ và một chiều của doanh nghiệp.
Để có một câu chuyện hấp dẫn, hãy biến khách hàng của bạn thành anh hùng.
Vậy thế nào được coi là một anh hùng? Anh hùng của câu chuyện là nhân vật được hình thành theo tiến trình của câu chuyện, từ lúc vẫn còn là một nhân vật thông thường đến khi trở nên khác biệt.
Hay nói các khác…
2. Bạn cần một mục tiêu
Mục tiêu của doanh nghiệp là giải quyết vấn đề của khách hàng. Hay đó chính là quá trình thay đổi của khách hàng.
Bạn cần biết được “nhân vật anh hùng” – hay chính là khách hàng của bạn, hiện tại đang thế nào và kết quả sau cùng mà nhân vật này mong muốn. Nhân vật này đang muốn tìm kiếm thay đổi thế nào? Thay đổi về sức khỏe, tiền tài, tình cảm hay sự nghiệp? Nhân vật đó trông thế nào? Có khả năng làm được gì? Mối quan hệ với mọi người? Họ tin vào điều gì? Họ sẽ trở thành người thế nào?
Khi mà bạn hiểu hoàn toàn được nhân vật của mình, điều bạn cần lúc này chỉ là những điểm kết nối để xây nên câu chuyện của riêng mình.
3. Bạn cần một thử thách
Nếu quá trình biến đổi của khách hàng đơn giản, họ sẽ không cần đến doanh nghiệp của bạn.
Những thử thách chính là điều khiến câu chuyện marketing của bạn trở nên thú vị. Khoảng cách giữa họ của hiện tại và điều họ mong muốn chính là mảnh đất để bạn dụng võ.
Chúng ta thường phát hiện ra những thử thách từ bên ngoài tác động đến đích đến cuối cùng của “nhân vật anh hùng”. Nhưng chính những thử thách đến từ chính bên trong nhân vật mới là điều thú vị.
Điều gì ngăn cản anh hùng chạm đến đích đến của họ? Những yếu tố khách quan nào cản trở đường đi của họ?
Và quan trọng hơn, bạn cần tìm ra được những thử thách về cảm xúc và tâm lý nào mà nhân vật tự tạo ra cho mình? Những giới hạn nào họ cần phải tự mình vượt qua?
4. Bạn cần một người chỉ đường
Nếu khách hàng của bạn là người anh hùng, vậy doanh nghiệp của bạn sẽ là ai?
Bạn chính là một người chỉ đường thông thái sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin và những công cụ cần thiết để giúp khách hàng đạt được mục đích.
Như Jonah Sachs đã chỉ ra trong cuốn Winning the Story Wars của mình rằng, điểm khác biệt giữa thông điệp marketing hiện đại và những quảng cáo xưa cũ là việc bạn nhấn mạnh rằng kết quả cuối cùng mà khách hàng của bạn đạt được là do chính nỗ lực và công sức của họ.
Doanh nghiệp của bạn sẽ không xuất hiện như là một nhân vật luôn giải quyết và dọn dẹp hết những vấn đề của khách hàng. Điều đó khiến khách hàng nghĩ rằng bạn không đánh giá cao họ và sẽ không có ấn tượng tốt với câu chuyện của bạn. Bên cạnh đó, việc khách hàng của bạn cứ bám dính lấy bạn cũng không hay ho gì với chính doanh nghiệp của bạn.
Bạn sẽ đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đường và giúp đỡ “nhân vật anh hùng”.
5. Bạn cần đúc kết “bài học” cho người xem
Khi kể một câu chuyện marketing, bạn cần làm nổi bật bài học mà người xem sẽ nhận được.
Thế nên hãy cứ kể cho mọi người về “nhân vật anh hùng” đã vượt qua thử thách và đạt được mục đích thế nào.
Hãy cứ kể về việc doanh nghiệp bạn đã hướng dẫn khách hàng thế nào.
Hãy cứ kể về những thử thách khách quan và chủ quan trên con đường tìm kiếm đích đến của chính khách hàng.
Nhưng sau đó hãy dành ra một chút để nhấn mạnh điều này. Hãy để người xem thấy rằng, họ cần làm gì tiếp theo hoặc họ cần có những gì sau đó.
Khi kể một câu chuyện marketing, bạn cần làm nổi bật bài học mà người xem sẽ nhận được. Những câu chuyện tinh tế và phức tạp thường khiến người xem phải tự suy ra bài học cho mình. Tuy nhiên, người xem sẽ dễ dàng quên lãng nó khi họ phải tiếp nhận vô vàn thông tin khác trên mạng.
Những câu chuyện marketing tinh tế và phức tạp thường khiến người xem phải tự suy ra bài học cho mình. Tuy nhiên, người xem sẽ dễ dàng quên lãng nó khi họ phải tiếp nhận vô vàn thông tin khác trên mạng.
Đừng e dè khi phải nói ra bài học đó. Hãy cứ rõ ràng và thẳng thắn. Sự rõ ràng chính là chìa khóa vàng cho câu chuyện của bạn.
Nguồn: CafeBiz