Đến nay, có khoảng hơn 300 công ty tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook.
Mới đây, Paul Polman, cựu giám đốc điều hành lâu năm của Unilever chia sẻ với Yahoo Finance rằng đã đến lúc Mark Zuckerberg, nhà sáng lập mạng xã hội Facebook phải thay đổi trước làn sóng tẩy chay quảng cáo của các thương hiệu lớn nhỏ.
Ông nói: “Nếu cậu ấy không thay đổi, Facebook có thể sẽ rơi vào cảnh như loài khủng long. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Nếu không hành động kịp thời và hợp lý, Facebook có thể sẽ tuyệt chủng như loài khủng long”.
Chỉ riêng trong tuần trước, công ty cũ của Polman là Unilever cùng Coca Cola, Pfizer và Verizon đã tuyên bố kế hoạch tạm dừng chi tiền cho hoạt động quảng cáo trên nền tảng của Facebook cho đến khi Zuckerberg đưa ra các biện pháp rõ ràng hơn để cải thiện chính sách nội dung.
Ngày 1/7, nhà sản xuất bia Corona và rượu vang Robert Mondavi cho biết họ đã quyết định ngừng quảng cáo trên Facebook trong một thời gian. Đến nay, có khoảng hơn 300 công ty tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook. Trong bối cảnh này, cổ phiếu Facebook đã giảm nhẹ trong tuần qua, theo dữ liệu của Yahoo Finance.
Facebook sẽ tuyệt chủng như loài khủng long – Ảnh 1.
Paul Polman, cựu giám đốc điều hành lâu năm của Unilever.
Polman nhận xét thêm: “Sự tẩy chay đang gia tăng. Nhiều công ty thậm chí còn nói rằng khách hàng muốn họ làm như vậy. Facebook, giống như bất kỳ công ty nào khác, có trách nhiệm nghiêm túc để đảm bảo rằng bất kỳ sản phẩm nào họ đưa ra sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Nếu không, người dùng sẽ gây áp lực để họ phải thay đổi.
Chúng ta cần các mô hình kinh doanh với tác động tích cực đến xã hội. Nếu không phản ứng quyết liệt với những nội dung thù địch, sai sự thật trên các mạng xã hội, không sớm thì muộn chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho điều đó”.
Polman nhận xét rằng “Mark Zuckerberg phản ứng chậm chạp và kiêu ngạo trong việc xử lý sự cố lần này”.
Mới đây, The Information đưa tin Zuckerberg đã nói với nhân viên rằng Facebook sẽ không thay đổi bất chấp việc bị hàng trăm thương hiệu quay lưng. Anh nói: “Chúng ta sẽ không thay đổi chính sách hay cách tiếp cận với bất kỳ điều gì chỉ vì mối đe dọa tới vài phần trăm nhỏ doanh thu của công ty. Tôi cho rằng các nhà quảng cáo sẽ sớm quay trở lại với nền tảng của chúng ta”.
CEO 36 tuổi nói thêm rằng làn sóng tẩy chay không ảnh hưởng quá nhiều đến doanh thu quảng cáo của Facebook vì tỷ lệ lớn doanh thu này đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mục đích thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu chứ không phải từ các công ty lớn.
Năm ngoái, doanh thu từ quảng cáo của Facebook đạt 69,7 tỷ USD. Theo một số nguồn tin, năm 2019, Facebook có tới 8 triệu nhà quảng cáo. Trong đó, 100 thương hiệu chi nhiều tiền nhất chiếm tới 4,2 tỷ USD giá trị hoạt động quảng cáo, tương đương 6% tổng doanh thu quảng cáo của nền tảng. Chính nhờ lượng khổng lồ các nhà quảng cáo, Facebook sẽ tránh được rủi ro tài chính đáng kể.
Làn sóng tẩy chay Facebook lần này gợi nhớ đến cuộc “nổi loạn” tương tự của các thương hiệu đặt quảng cáo trên YouTube năm 2017. Khi đó, các công ty tuyên bố sẽ “cạch mặt” YouTube vì lo ngại thuật toán của nền tảng này đặt quảng cáo của họ cạnh những ngôn từ kích động thù địch. CEO của YouTube đã phải cam kết thay đổi để